Vào dịp tiết Thanh minh hàng năm, mọi người thường đi tảo và chuẩn bị những mâm cúng Tết Thanh minh tươm tất, đủ đầy bày tỏ lòng thành với gia tiên.
Tết Thanh minh nên cúng gì ?
Tết Thanh minh từ lâu đã luôn là một trong những ngày lễ quan trọng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.
Vào ngày lễ này, các gia đình Việt sẽ tất bật chuẩn bị và sắm lễ cúng Tết Thanh minh để thể hiện tưởng nhớ và đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của ông bà tổ tiên.
Tùy vào nền văn hóa của mỗi vùng miền và phong tục tập quán của mỗi gia đình mà việc chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh sẽ được thay đổi khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm bình thường để mời cơm ông bà tổ tiên cùng nhau ăn uống sum vầy chứ không khoa trương hay mở yến tiệc linh đình.
Năm nay, Tết Thanh minh rơi vào 5/4 (tức 15/2 âm lịch). Đây là ngày đầu tiên của Tiết Thanh Minh và Tiết Thanh minh sẽ kết thúc vào ngày 19/4 dương lịch.
Vào dịp này, người dân thường làm mâm cúng Tết Thanh minh dâng lên bàn thờ gia tiên và đi tảo mộ. Bởi vậy, ngày này thường có 2 phần mâm cúng cần chuẩn bị.
Mâm cúng Tết Thanh minh tại nhà và ngoài mộ cần chuẩn bị gì ?
Mỗi gia đình có quan niệm và điều kiện khác nhau khi làm mâm cúng Tết Thanh minh. Vì vậy người thân sẽ chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo phong tục tôn giáo hay sở thích riêng của mình.
Mâm cúng Tết Thanh minh tại nhà
- Trước tiên, gia chủ nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, lau sạch bụi trên bàn thờ gia tiên.
- Phần lễ vật cúng Tết Thanh minh tại nhà không cần quá cầu kỳ. Thông thường, mâm cúng Tết Thanh minh tại nhà thường có một số món ăn như: xôi, gà luộc, canh măng chân giò, các món xào… Bên cạnh đó, mâm cúng Tết Thanh minh còn cần thêm trái cây, hoa tươi, trầu cau, vàng mã… Nếu không muốn cúng lễ mặn, mọi người có thể làm mâm cúng chay.
- Với những gia đình không nấu cỗ cúng Tết Thanh minh, gia chủ có thể thắp hương với trái cây tươi, trà, một ít bánh, kẹo để tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn với tổ tiên.
- Khi bày lễ vật cúng lên bàn thờ, gia chủ phải mặc quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, tạo không khí trang nghiêm để tỏ lòng tôn kính, sau đó lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn Tết Thanh minh tại nhà. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.
Mâm cỗ cúng Tết thanh minh ngoài mộ
- Mâm cỗ cúng Tết Thanh minh ngoài mộ cần chuẩn bị những phần lễ sau:
- Giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy…
- Các loại bánh và quả tươi.
- Trầu cau, rượu và Nước sạch.
Một số món ăn tùy theo điều kiện mỗi nhà nhưng nên là đồ chay như xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo, muối, bỏng, bơ, mật ong. Nếu mâm cỗ mặn thì thường có rượu, thịt heo, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.
Một bộ tam sinh: Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê.Tuy nhiên, hiện nay tùy theo phong tục tập quán của địa phương và hoàn cảnh gia đình mà có thể chuẩn bị lễ này hay không.
Những đồ lễ phải sắp gọn gàng trên đĩa bày và bày trên mặt đất với chiếu, hay tấm lót tại nơi bằng phẳng trước khi thực hiện nghi lễ. Hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn phải đặt riêng. Sau đó, thắp nhang, đèn, chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén (kiêng kỵ cắm 2 nén) và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan Thổ Công Thổ Địa rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn Tết Thanh minh.
Đợi hương tàn, mọi người tiến hành ra khu lăng mộ của gia đình thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được 2/3, lúc này, mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về.
Lưu ý, mâm cúng Tết Thanh minh tại mộ sẽ chia làm 2 mâm lễ nhỏ:
Một mâm dâng thỉnh Thổ thần toàn khu vực nghĩa trang.
Một mâm dâng cúng riêng cho phần mộ người thân đã khuất. Khi thỉnh lễ, gia chủ sẽ dâng hương nơi bàn thờ Thổ thần toàn khu vực nghĩa trang trước, sau đó mới đến phần cúng cho phần mộ người thân.
Bên cạnh đó, khi cúng Tết Thanh minh ngoài mộ cũng cần cắm một nén hương cho những ngôi mộ gần cạnh đó để tỏ lòng kính trọng và chia sẻ sự thành kính với những ngôi mộ không được chăm sóc cẩn thận hay vô chủ, không có người viếng thăm.